Kỹ thuật trồng mít Thái và Xoài

Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm, múi mọng và giòn ngọt, đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi.

Kỹ thuật trồng mít thái

1. Ưu điểm:

Mít Thái là cây cho quả sớm. Ở những vùng không có rét, mít Thái cho quả từ 8 – 12 tháng sau khi trồng; ở miền Bắc cây cho trái chậm hơn khoảng 3 – 4 tháng. Cây mọc khỏe, phát triển nhanh, lá to bóng, rất sai quả, quả nặng từ 6 – 12kg, cá biệt có quả tới 15kg. Cây ra quả quanh năm, trên cùng một cây có quả chín, có quả đang ra; múi mít thịt vàng đậm, ít xơ, giòn, ráo, vị ngọt đậm và thơm mát. Cây trưởng thành có thể cho từ 100 – 150 quả/cây.

2.Tiêu chuẩn giống:

Không nên nhân giống bằng hạt vì bị lai giống và cây lâu cho trái. Cây ghép có đường kính gốc ghép 1 – 1,5cm, cành ghép cao 20 – 30cm, khỏe mạnh, sạch bệnh nhưng phải là dòng F1 thuần chủng thì mới đảm bảo về năng suất và chất lượng. 

3. Thời vụ và mật độ:

Thời vụ trồng: Do đặc thù của cây mít rất khỏe nên có thể trồng quanh năm. Về mùa rét, khô hanh thường xuyên phải tưới ẩm khi cây mới trồng.

Mật độ và khoảng cách: Do mít Thái Changai cho quả sớm nên có thể trồng ở mật độ dày 3,5m x 3,5m hoặc 4m x 4m. Sau khi khai thác quả được 5 – 7 năm có thể chặt bỏ cây ở giữa để đảm bảo độ thông thoáng 7 – 8m một cây. Hoặc có thể trồng gốc cách gốc 5m ngay từ đầu. Trước khi trồng phải đào hố, bón lót. Đất xấu thì đào hố rộng 0,8 – 1m; bón lót 25 – 35kg phân chuồng hoai mục; 300 – 500g lân và 1kg vôi bột. Đất tốt thì đào hố rộng 0,7 – 0,8m; sâu 0,6 – 0,7m; bón lót 20 – 25kg phân chuồng hoai mục; 200 – 300gam lân và 0,5kg vôi bột. Chú ý, phải trộn đều phân các loại cùng đất lấp đầy miệng hố trước khi trồng 7 ngày.

4. Trồng và chăm sóc:

Dùng cuốc moi đất giữa hố, bóc vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng bằng mặt hố, lấp đất đầy và nén chặt xung quanh, không làm vỡ bầu, đứt rễ; cắm hai cọc chéo buộc giữa cây, dùng rơm rạ, cỏ khô phủ gốc và tưới đẫm nước.

Bón phân: Đối với cây một năm tuổi, mỗi tháng bón phân một lần bằng nước phân chuồng hoai pha tỷ lệ 1: 3 – 5 (3 – 5 phần nước), tưới 10 – 15 lít/cây hoặc đạm Ure 1% để tưới. Cây 2 – 3 năm tuổi, bón 30 – 50 kg phân chuồng hoai; 0,5 – 1kg lân; 0,3 – 0,5kg kali. Cây từ 4 năm tuổi trở lên bón tăng lượng phân. Cách bón: Xới rãnh xung quanh theo đường kính tán cây, rắc phân rồi lấp đất, tưới ẩm. Bón càng nhiều phân chuồng hoai thì mít Thái Changai càng sai và chất lượng quả càng ngon.
5. Tỉa cành, tỉa quả:

Tỉa cành tăm, cành sâu bệnh để cây thông thoáng. Tỉa bới quả xấu, quả sâu bệnh, quả nhỏ và cả những quả bình thường cho mật độ quả phù hợp với từng cây.
6. Phòng trừ sâu bệnh: 
Sâu hại chính: Ngoài các loại rệp sáp, rầy mền, ruồi đục quả, sâu đục thân, ở mít có sâu đục quả, ấu trùng đục lỗ tiếp giáp giữa quả với nhau. Phun các loại thuốc: Trêbon, Shespa 25EC…, nếu có điều kiện thì bao quả.
Bệnh hại: Bệnh nấm hồng trên thân cành phun booc đô. Bệnh thối hoa và thối mền trên quả do nấm, phun Daconit 500EC 0,3%. Bệnh đỏ phun thuốc diệt nhện đỏ hoặc thuốc trừ sâu vi sinh tổng hợp.
7. Thu hoạch:
Thu quả chín khi đã thơm, từ 90 – 120 ngày sau khi trổ hoa. Mít Thái Changai tự chín ở nhiệt độ bình thường, quả mít có thể để lâu trong 6 tuần ở nhiệt độ 11 – 13 độ C. Bình thường để được 7 – 10 ngày.

 

Kỹ thuật trồng cây xoài 

Xoài là cây ăn quả thích hợp trồng trên nhiều loại đất: đất vàng, vàng đỏ, đất Feralit, đất phù sa cổ, đất phù sa mới ven sông…. Tuy nhiên, các loại đất trồng xoài đều phải có tầng dầy ít nhất 1,5 – 2 m. Đất lý tưởng cho trồng xoài là đất phù sa cổ, phù sa mới ven sông giầu dinh dưỡng, độ pH từ 5,5 – 7,7. Ở những vùng đất thấp trước khi trồng cần phải lên líp cao sao cho mực nước tại thời điểm cao nhất cách gốc ít nhất 1 m. 

1.Thờivụ
Ở miền Bắc xoài được trồng vào hai thời vụ chính, vụ Xuân trồng vào tháng 2, 3 và đầu tháng 4, vụ thu trồng vào tháng 8 – 9. Tuy nhiên, nếu trồng với lượng ít ta có thể trồng vào nhiều thời vụ khác miễn là phải tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm và sau khi trồng phải cung cấp đủ nước tưới cho cây.
2. Bố trí mật độ khoảng cách
Khoảng cách trồng tuỳ thuộc vào từng giống. Khoảng cách giữa các hàng từ 5 – 6 m, khoảng cách giữa các cây trên một hàng 4 m., tương đương 400 – 500 cây/ha 
3. Đào hố, bón phân lót
Hố đào có kích thước 80 × 80 × 80 cm. Ở vùng đất tốt kích thước hố đào có thể nhỏ hơn. Khi đào hố,  lớp đất phía trên( lớp đất mặt) được để riêng một bên, lớp đất phía dưới để riêng một bên. Sau khi hố được đào xong, bón lót mỗi hố 50 kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1,5 – 2 kg super lân. Trộn đều phân  với lớp đất mặt, cho xuống 3/4  hố. Sau đó lấp đầy hố bằng lớp đất phía dưới (khi đào đã để riêng). Mục đích là để giúp cho bộ rễ cây phát triển thuận lợi ở giai đoạn đầu, cải thiện độ phì của lớp đất đáy hố tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

Trước khi trồng, xé bỏ túi nilon ươm cây giống và đặt cây vào chính giữa hố (hố đã được bón lót đủ phân chuồng và phân lân), vun nhẹ đất vụn vào xung quanh bầu đất và dùng tay ấn nhẹ đất xung quanh bầu. Sau đó tiếp tục vun đất xung quanh vào cho đầy hố. Đối với đất đồi, cây được trồng bằng mặt, nghĩa là sau khi trồng xong mép phía trên của bầu đất bằng với mặt đất. Ở vùng đất thấp cây được trồng nổi nghĩa là từng cây được trồng trên các ụ đất cao từ  0,3 – 0,8 m so với mặt bằng khu đất để tạo môi trường cho bộ rễ phát triển. Sau khi trồng xong dùng cọc có chiều cao 0,7 – 1 m cắm chéo qua thân chính và dùng dây mềm buộc chắc cây vào cọc để tránh gió lớn làm long gốc. Tủ xung quanh gốc bằng rơm, rác mục và tưới nước giữ ẩm cho cây liên tục trong một tháng đầu để tạo độ ẩm cần thiết cho rễ phát triển .
4. Phân bón
Giai đoạn cây con cần bón khoảng 300-500g 16-16-8 và 300g ure trên mỗi cây hàng năm, chia làm 2 lần mỗi lần 1/2) ở đầu và cuối mùa m¬ưa. Phân được trộn và chôn 4-5 lỗ xung quanh tán cây. Đối với cây trưởng thành, phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cho trái cách năm của xoài. Sau năm đạt năng suất cao (năm trúng), thiếu phân bón và tưới nước trong mùa khô, xoài sẽ ra hoa ít và rụng nhiều (năm thất mùa).

5. Phòng trừ sâu bệnh:

Rầy xanh: Phòng trị bằng cách dùng bẫy đèn khi rầy chưa đẻ trứng, hoặc phun nước xà phòng 5 Gia Lai/l vào lúc cây ra hoa cách 2 – 4 ngày/lần. Tránh dùng nồng độ cao để không ảnh hưởng đến hoa. Hoặc có thể dùng Bsssa, Mipcin, Applaud, Azodrin, Trebon, Sevin nồng độ 0,15 – 0,20% để phun 2- 3 lần, cách 5 – 7 ngày/lần.

Rệp sáp, rệp dính: Rệp chích hút nhựa ở lọc non, các nhánh và cuống quả xoài. Đây cũng là hai loại rệp sáp chích hút trên cam quýt. Dùng Supracid 0,1%, Dimecron, Bi58, Hostathion với nồng độ 0,2% hoặc polysulfua canxi 0,5o Bômê để phun.

Sâu đục thân, đục cành: Phòng trừ, tránh tạo vết thương cơ giới trên cây nhơ cách dùng dao băm gốc kích thích cho cây ra hoa; Dùng bẫy đèn để diệt sâu trưởng thành; Tiêm vào lỗ đục các loại thuốc có tính xông hơi mạnh như Methyl parathion, Thiodan, Diazinon… và bịt các lỗ đục bằng đất sét để diệt sâu non. Cần phát hiện các cành non bị sâu đục và đẻ trứng, cắt bỏ các cành cây này đem đốt để diệt sâu non ở bên trong.

Ruồi đục quả: Ruồi cái đục vỏ quả đã già, đẻ trứng dưới lớp vỏ. Trứng trở thành sâu non, sâu non ăn thịt quả, gây thối và rụng quả. Phòng trừ bằng cách không để quả chín trên cây; Phun Azodrin 0,1%, Bassa 0,25%, Bi58 0,1% hoặc dùng bả dẫn dụ ruồi như dứa, cam, quýt, chuối chín hay chất Methyleugienol trộn với thuốc sát trùng không có mùi hôi (Furadon, Azodrin, Malattion…) làm bẫy để diệt; Cũng có thể dùng phương pháp bao quả bằng bao giấy cũng ngừa được sự chích hại của ruồi vàng.