Trại nghiên cứu và sản xuất giống nông nghiệp Bát Xát nhân dòng lúa mẹ hai dòng theo phương pháp làm mạ phôi

         Trong nghiên cứu và sản xuất lúa lai hai dòng, công tác tuyển chọn và nhân dòng mẹ là một trong các khâu rất quan trọng. Từ những hạt G0 ban đầu để nâng cao hệ số nhân của các hạt thóc G0, Trại nghiên cứu và sản xuất giống nông nghiệp Bát Xát áp dụng phương pháp làm mạ phôi để nhân và sản xuất được nhiều sản lượng các dòng mẹ siêu nguyên chủng. Để thực hiện nhân các dòng nguyên chủng có năng suất và chất lượng đảm bảo sản lượng phục vụ công tác sản xuất các tổ hợp lúa lai hai dòng của Trung tâm.

Các công nhân đang tiến hành tách dảnh mạ mẹ

         Phương pháp làm mạ phôi là một phương pháp làm mạ mới được áp dụng trong vài năm gần đây dùng để nâng cao hệ số nhân của các dòng G0, bản chất từ một cây mạ ban đầu có thể nhân ra được 3-4 cây mạ mà số dảnh vẫn đảm bảo về chất lượng và nâng cao về năng suất nhân dòng siêu nguyên chủng. Sau khi gieo mạ khô được 5 – 7 ngày khi mạ được 1 lá tiến hành đem mạ đi giâm, sau đó chăm sóc với chế độ chăm sóc riêng bón phân đạm và kali rất cao kết hợp phun phân qua lá 3-4 ngày 1 lần để mạ đẻ nhánh rất khỏe, sau khi mạ giâm được 30 ngày tiến hành tách dảnh từ một cây mạ ban đầu tách làm 3 đến 4 cây mạ mỗi cây đảm bảo có từ 2 – 3 dảnh, sau đó chuyển lên trại nghiên cứu và sản xuất rau quả Bắc Hà cấy nhằm đảm bảo nhiệt độ khi nhân dòng.

Mạ sau khi tách dảnh được cấy tại trại Bắc Hà

         Với phương pháp làm mạ phôi như trên hằng năm Trại Nghiên cứu và sản xuất giống Nông Nghiệp Bát Xát luôn đảm bảo về kế hoạch nhân và chọn dòng bố, mẹ phục vụ triển khai kế hoạch sản xuất hạt lai F1 do Trung tâm giao cho

Ks. Trần Trung Diệp

Trại nghiên cứu và sản xuất giống nông nghiệp Bát Xát