Chuyển giao kỹ thuật nhân giống chuối GL3-1 trong nuôi cấy mô

          Thực hiện chương trình hợp tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT và Viện Nghiên cứu rau quả, ngày 26/11/2022, cán bộ của Viện Nghiên cứu rau quả đã chuyển giao kỹ thuật công nghệ nhân giống chuối GL3-1 bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong phòng thí nghiệm cho cán bộ Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Lào Cai.

               Giống chuối GL3-1 do các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu rau quả nghiên cứu chọn tạo đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cây trồng mới. Giống chuối GL3-1 có thời gian sinh trưởng ngắn (từ trồng đến thu hoạch khoảng 10 tháng), tỷ lệ cây sống cao, cho quả quanh năm, trổ buồng tập trung, khối lượng buồng trung bình là 20 kg, năng suất đạt 45-50 tấn/ha. Giống chuối GL3-1 phù hợp cho sản xuất tại các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc. Tại buổi làm việc cán bộ của Viện đã hướng dẫn cán bộ của trung tâm các công đoạn thực hiện từ trong phòng thí nghiệm đến khi ra vườn ươm.

Hướng dẫn cách chuẩn bị mẫu

            Mẫu được chọn để nhân giống, không sâu bệnh, sinh trưởng khỏe mạnh. Lấy mẫu vào ngày khô ráo giúp giảm tỉ lệ nhiễm bệnh, tăng tỉ lệ sống của cây.

Kỹ thuật vào mẫu trong phòng thí nghiệm

          Sau  khi chọn mẫu thì tách phần đỉnh sinh trưởng, khử trùng bằng cồn 700 hoặc bằng các chất khử trùng khác. Đưa mẫu vào môi trường dinh dưỡng để tái sinh chồi.

Kỹ thuật nhân nhanh

           Nhân nhanh mẫu: Giai đoạn này giúp nhân nhanh số lượng chồi. Môi trường nhân nhanh có bổ sung các chất sinh trưởng kích thích sự tăng sinh của chồi

Ra cây ở vườn ươm

           Đưa cây ra vườn ươm: Sau khi ra rễ, cây đã hoàn chỉnh và có khả năng sống sót. Tuy nhiên, để tỉ lệ sống đảm bảo, nên đưa cây ra vườn ươm để làm quen với khí hậu bên ngoài.

            Việc ứng dụng nuôi cấy mô tế bào sản xuất giống cây chuối GL3-1 mở ra hướng đi mới, hiệu quả và mang tính đột phá, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 10 ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

                                       Phạm Thị Minh Thìn

Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Lào Cai