Trong quý I, nhiệt độ nước trung bình dưới 250C là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xuất huyết, ký sinh trùng trên động vật thủy sản bùng phát, gây thiệt hại lớn đến sản xuất của nhân dân. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra đối với đàn cá nuôi, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Lào Cai hướng dẫn một số biện pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp đối với động vật thủy sản trong quý I, cụ thể như sau:
1. Bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus ở cá
– Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn Streptococcus gây ra
– Dấu hiệu bệnh lý: Cá khi bệnh kém ăn, thân đen xám, bơi lội không bình thường, mắt lồi và đục, xuất huyết ở vây và xương nắp mang. Các vết xuất huyết lan rộng thành lở loét, các vết loét thường nông hơn các bệnh lở loét khác. Cá bị bệnh vận động khó khăn, bơi xoắn, thận và lá lách tăng nên về thể tích do bị phù nề, gây tổn thương nội quan và gây chết cá.
– Phân bố và lan truyền: Bệnh xảy ra ở nhiều loài cá nước ngọt như cá chép, cá tra, cá rô phi… Bệnh thường bùng phát thành dịch ở nhiệt độ 20-300C.
– Phòng bệnh: áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp, cải tạo ao nuôi tốt, quản lý nguồn nước trong sạch, không sử dụng phân tươi bón ao…
– Trị bệnh: Dùng thuốc kháng sinh (loại chuyên dùng cho cá) trộn vào thức ăn cho cá, cho ăn liên tục 5-7 ngày (liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì).
Cá rô phi bị bệnh xuất huyết do Streptococcus
2. Bệnh xuất huyết mùa xuân do virus ở cá chép
– Tác nhân gây bệnh : Do virus Rhabdovirus carpio gây ra. Bệnh còn có tên khác như bệnh phù của cá chép, bệnh đốm đỏ, bệnh viêm bóng hơi.
– Dấu hiệu bệnh lý: Cá ngạt thở, tách đàn, bơi tầng mặt hoặc chết chìm xuống đáy, mắt và da có hiện tượng xuất huyết, bụng chướng to. Bên trong bề mặt nội tạng bị xuất huyết, lá lách sưng to, xoang bụng có chứa nhiều dịch nhờn.
– Phân bố và lan truyền bệnh: Chủ yếu gặp ở cá chép, ngoài ra còn gặp một số loài cá khác như cá mè trắng, mè hoa. Bệnh xảy ra vào cuối đông đầu xuân, khi nhiệt độ dưới 200C.
– Biện pháp phòng và trị bệnh:
+ Phòng bệnh: Tăng mực nước trong ao lên 1,5-2 m và phủ bèo tây chiếm trên 2/3 diện tích mặt ao; Chọn con giống khỏe có sức đề kháng cao, cho ăn thêm khoáng chất và vitamin C (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) vào mùa dịch bệnh để tăng sức đề kháng cho đàn cá.
+ Trị bệnh: Hiện nay, chưa có thuốc trị bệnh này nên sử dụng các biện pháp phòng bệnh là chủ yếu.
Cá bị bệnh xuất huyết do virus Rhabdovirus carpio
3. Bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ
-Tác nhân gây bệnh: Virus gây bệnh là dạng Reovirus .
– Dấu hiệu bệnh lý: Da cá ḿàu tối xẫm, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. Khi có hiện tượng cá chết, mắt lồi và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết. Trong ruột không có thức ăn. Gan xuất huyết có đốm ḿàu trắng. Xoang bụng xuất huyết.
– Phân bố và lan truyền bệnh: Bệnh xảy ra ở rất nhiều nơi trên thế giới, nơi nào nuôi cá Trắm cỏ, thì ở đó có bệnh này. Mầm bệnh virus lây nhiễm vào cá khoẻ chủ yếu từ cá bệnh và cá mang virus. Cá bệnh sau khi chết, virus phát tán ở trong nước, các chất thải và dịch nhớt của cá bệnh đều mang virus. Bệnh xuất huyết của cá Trắm cỏ là bệnh của vùng nước ấm. Thông thường phát bệnh khi nhiệt độ nước từ 25-32oC.
– Phòng trị bệnh: Để phòng bệnh cần thực hiện vệ sinh lồng, ao nuôi kỹ trước khi nuôi, dùng vôi hoà vào nước và té đều xuống ao với nồng độ 2kg/100 m2 (2 lần/tháng) để ổn định pH, tiêu diệt mầm bệnh. Khi xuất hiện bệnh nên cho cá ăn thuốc KN-04-12, thuốc Tiên đắc, mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục. Liều lượng: cá giống 4 g/1 kg cá/1 ngày (400 g thuốc/100 kg cá /1nǵày), cá thịt 2g/1 kg cá/ 1 ngày (200 g thuốc/100 kg cá/ 1 ngày). Hoặc có thể dùng Vitamin C cho cá ăn tùy theo giai đoạn phát triển của cá có thể sử dụng với liều lượng 30 – 60 mg/ 1kg cá/ngày cho cá ăn mỗi đợt 3 – 5 ngày/tháng, bổ sung liên tục trong mùa phát bệnh.
Đỗ Thành Luân