Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất khoai tây nguyên chủng

Quy trình sản xuất khoai tây giống cấp nguyên chủng

1. Chuẩn bị đất trồng:

– Chọn vùng đất cách ly xa cây họ cà, cách ly các ruộng khoai tây trồng bằng giống khác.

– Chọn đất: đất tơi xốp, thuận lời tưới tiêu, luân canh với lúa nước là tốt nhất

– Làm đất:  Sau khi cày bừa đất cần lên luống:

–    Luống đôi: rộng 1,4 m

       Luống đơn: rộng 0,8 – 0,85 m

       Luống cao 20 cm

2. Chuẩn bị củ giống:

– Do củ giống được bảo quản bằng kho lạnh. Nên khi đưa ra khỏi kho lạnh thường củ chỉ có duy nhất 1 mầm đỉnh và dạng mầm giá rất yếu, do đó ta phải bẻ mầm này đi và dải mỏng trên nền để các mầm khác phát động (có 3 – 5 mầm), sau 5 – 10 ngày mầm mọc dài 2mm – 15mm mầu xanh, lúc này đem trồng là tốt nhất.

– Kích thước củ giống: do được trồng từ củ mini, nên củ có kích thước nhỏ (thường từ 10 đến 20g/củ) vì vậy chúng ta không dùng biện pháp bổ củ

3. Chọn thời vụ trồng: ở miền Bắc khoai tây có thể trồng từ tháng 9 đến đầu tháng 3 năm sau. Nhưng để sản xuất giống thì cần chú ý:

– Tham khảo quy luật phát sinh sâu bệnh khoai tây của vùng thường hay phá mạnh vào thời gian nào

– Tham khảo thời tiết, khí hậu khi thu hoạch, lúc thu hoạch phải tránh những đợt mưa to làm ngập úng khoai tây

Vì vậy thời vụ tốt nhất để sản xuất củ nguyên chủng là từ ngày 10 – 15 tháng 11 hàng năm

4. Mật độ trồng và lượng củ giống cần:  Số thân chính/m2 mọc trực tiếp từ củ đều có khả năng sinh ra củ, do đó trong sản xuất giống chúng ta lấy số thân chính/m2 làm chỉ tiêu đánh giá mật độ trồng. Số thân chính/m2 thích hợp nhất là 18 – 20 thân, để đạt được mật độ này thì cần trồng 8 – 10củ/m2 tương đương củ cách củ 10 – 15cm

5. Cách đặt củ và độ sâu lấp củ:

– Không được đặt củ trực tiếp lên phân chuồng hoặc phân vô cơ, cách tốt nhất là đặt củ ở giữa 2 năm phân

– Độ sâu lấp củ: trung bình từ 5-10 cm

6. Bón phân cho khoai tây:  

Cần chú ý: – Phải bón đúng lúc và cân đối NPK, nhiều N có tác hại đến chất lượng củ giống sau này

       Phân chuồng phải ủ thật hoai mục vì phân chưa hoai sẽ là mầm mống củ nhiều bệnh nhất là bệnh héo xanh và bệnh ghẻ củ.

       Không bón vôi

Cần chú ý: – Phải bón đúng lúc và cân đối NPK, nhiều N có tác hại đến chất lượng củ giống sau này

            – Phân chuồng phải ủ thật hoai mục vì phân ch­a hoai sẽ là mầm mống củ nhiều bệnh nhất là bệnh héo xanh và bệnh ghẻ củ.

L­ợng bón: – Phân chuồng hoai mục: 700 kg/sào t­ương đ­ương 16 tấn/ha

       Phân ure: 8kg/sào, t­ương đư­ơng 240 kg/ha

       Phân lân: 20kg/sào, t­ương đư­ơng 600 kg/ha

       Phân kali: 8kg/sào, t­ương đ­ương 240kg/ha

Cách bón:

– Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 30% l­ượng ure (2kg/sào)

       Không để củ giống chạm phân: rắc phân xung quanh hoặc đặt giữa 2 củ khoai giống.

       Bón thúc lần 1 + vun lần 1: sau trồng 20 ngày, bón 50% tổng số đạm (4kg/sào) + bón 50% tổng số Kali (4kg/sào)

       Bón lần 2 + vun lần 2: sau trồng 35 ngày, bón 20% l­ượng ure (1,5kg/sào) và 50% lư­ợng kali (4kg/sào)

7. Vun xới và chế độ tưới nước:

Vun xới, tưới nước nên kết hợp với các đợt bón phân, sau khi bón phân, vun cao luống tạo rãnh sau đó dùng phương pháp tưới rãnh là tốt nhất. Mỗi lần tưới chỉ cho nước ngập 1/3 – 1/2 rãnh sau đó rút nước ngay. Sau trồng 60 ngày không nên tưới nước.

  1. Sâu bệnh hại và cách phòng trừ:

Sâu bệnh hại khoai tây rất nhiều, mỗi địa phương, mỗi mùa vụ lại thay đổi khác nhau. Cho nên, phải quan tâm đến một số sâu bệnh hại chính có quan hệ mật thiết đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của củ giống. Quan trọng hơn nữa là phải chú ý biện pháp phòng trừ kịp thời không để thành dịch.

8. 1. Biện pháp phòng trừ tổng hợp:

+ Cần biết rõ nguồn gốc lý lịch giống: phải biết địa chỉ cung cấp giống đáng tin cậy

+ Vùng hoặc ruộng sản xuất giống cần được cách ly và chọn môi trường sạch bệnh, không có cây cùng họ dễ lây lan bệnh, thường xuyên thăm ruộng loại bỏ cây bị bệnh.

+ Xây dựng chế độ luân canh hợp lý: luân canh với lúa nước là tốt nhất, nhưng ruộng lúa bị bệnh khô vằn cũng không được trồng

+ Thường xuyên làm vệ sinh đồng ruộng

8.2. Biện pháp phòng trừ bằng hoá học:

Là biện pháp hiệu quả nhanh nhất, nhưng đòi hỏi có hiểu biết kỹ thuật thấu đáo và tổ chức quản lý thực hiện thật tốt. Yêu cầu thực hiện 4 nguyên tắc sau:

            – Nguyên tắc 1: đúng lúc

            – Nguyên tắc 2: đúng bệnh

            – Nguyên tắc 3: đúng thuốc

            – Nguyên tắc 4: đúng liều lượng

8.3. Một số sâu bệnh hại chính:

8.3.1. Bệnh virus: Có nhiều loại virus hại khoai tây

+ Virus gây bệnh lùn cây, xoăn là như mào gà

+ Virus gây bệnh khảm lá: trên phiến lá có những mảng màu xanh nhạt

+ Virus gây quăn mép lá làm cong lên

+ Biện pháp phòng trừ: Bệnh virus là bệnh không chữa được, bệnh được lan truyền bởi rệp trích hút, vết thương cơ giới. Do đó cần trồng giống sạch bệnh virus, không trồng cùng cây họ cà, không trồng gần khu có giống bị bệnh, phòng trừ rệp định kỳ, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nếu thấy cây nghi là bệnh thì phải nhổ bỏ và tiêu huỷ.

8.3.2. Bệnh héo xanh: Bệnh do vi khuẩn gây lên, làm cây héo rũ nhưng thân lá vẫn còn xanh nguyên,

phần gốc thối mềm. Bệnh phát sinh phát triển thành dịch khi có nhiệt độ cao và ẩm. Nguồn bệnh tồn tại trong củ giống, trong đất nhất là đất không dược luân canh với lúa nước, trong phân chuồng chưa hoai mục

+ Biện pháp phòng trừ:            – Chọn lọc củ giống tốt

                                                – Luân canh với lúa nước

                                                – Bón phân chuồng đã hoai mục

                                                – Nhổ bỏ cây bệnh trên ruộng để tránh lây lan

                                                – Dừng tưới nước khi bệnh phát triển

                                                – Bệnh chưa có thuốc hoá học đặc trị

8.3.3. Bệnh Mốc sương: Bệnh do nấm gây hại trên lá, thân và củ. Trên lá thân, vết bệnh lúc đầu có dạng đốm nhỏ, sau chuyển thành màu nâu, xung quanh vết bệnh thường có mép viền màu vàng nhạt, bệnh hại từ mép lá. Khi trời ẩm có sương buổi sáng ở mặt dưới lá có lớp màu trắng, trên củ, vết bệnh hơi lõm xuống, màu nâu. Bệnh phát sinh phát triển mạnh khi nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao

+ Biện pháp phòng trừ:

       Chọn củ giống không bị bệnh

       Phun phòng định kỳ bằng Boocđô 1%

       Có thể trừ bằng phun zinep 80WP 40 gram/bình 10 lít

8.3.4. Bệnh lở cổ rễ: Bệnh làm cây héo rũ lở cổ rễ. Phần thân sát mặt đất thường teo thắt, biến màu nâu, lá cong lên biến màu vàng hoặc tím hồng, nhất là ở ngọn, rễ bị thối mục

+ Biện pháp phòng trừ:

       Không tròng trên ruộng lúa bị bệnh khô vằn

       Dùng giống sạch bệnh

       Dùng thuốc Moceren 25% WH với lượng 15gram/bình 10 lít

8.3.5. Bệnh ghẻ bột: Là đối tượng kiểm dịch. Bệnh hại trên củ giống thành những vết lồi, rồi nứt theo dạng châm chim, hình sao. Bên trong nốt lồi có bột màu nâu. Trên rễ bệnh hình thành những u sần nhỏ, màu trắng, sau chuyển thành màu nâu. Bệnh lan truyền qua củ giống và đất, có thể tồn tại trong đất 5 – 6 năm

Biện pháp phòng trừ:

       Dùng củ giống sạch bệnh

       Ruộng luân canh với lúa nước

       Hạn chế bón vôi

8.3.6. Nhện trắng, nhện đỏ: Chỉ có thể nhìn được dưới kính lúp, nhện hại ở dưới lá, trên đỉnh sinh trưởng. Triệu chứng lúc đầu mặt lá dưới có màu tím tái sau đó bị khô và quăn mép xuống, hại nặng thì ngọn bị xoăn lại và từ mầu xanh chuyển sang mầu đồng đỏ. Nhện hại nặng khi trời hanh khô, có nắng nhẹ và vào giai đoạn từ 15 ngày tuổi đến lúc thu hoạch

Biện pháp phòng trừ: dùng ortus 5 SC, Pegasus 500 DD kết hợp với xà phòng để tăng bám dính, không trồng bên cạnh ruộng cây họ cà đậu đỗ.

8.3.7. Bọ trĩ: Sâu non cơ thể màu vàng, ằm ở mặt dưới lá và tạo lớp máng sáp, hút dịch lá tạo ra những vết đốm bạc màu, gây hại ở tầng lá bánh tẻ, khi gây hại nặng lá khô giòn và rụng cây bị chết nhanh chóng. Mật độ bọ trì tăng nhanh và nhiều nhất vào 50 – 60 ngày sau trồng khi thời tiết hanh khô kéo dài

Biện pháp phòng trừ: dùng Polytrin P 440 EC, trebon 10 EC, Supracid 40 EC, Pandan 95%.

8.3.8. Rệp đào: Là côn trùng truyền bệnh virus cho khoai tây, gây hại ở mặt dưới của lá, ở các chối non hút dịch lá làm cho lá bị khô cây còi cọc

 

Biện pháp phòng trừ: Dùng Polytrin P 440 EC, ofatox 40 EC

8.3.9 Rệp sáp giả: Rệp thường ẩn trong các hốc mắt hoặc trên mầm củ để hút chất dinh dưỡng làm cho mầm bị thui, củ bị héo quắt

Biện pháp phòng trừ: dùng Dipterex 90%, Pegasus 50 DD, Trenbon 10 EC

8.3.10. Sâu xám: Sâu non cắt đứt cây làm ảnh hưởng đết mật độ cây/m2 gây ảnh hưởng đến năng suất, sâu hoạt động vào buổi tối hoặc sáng sớm, ban ngày chui xuống đất gần gốc cây để ẩn.

Biện pháp phòng trừ: Luân canh với lúa nước để diệt nhộng trong đất, tìm bắt sâu non vào sáng sớm, dùng thuốc Padan 95 SP hoặc Vibasu 10H rắc theo hàng đặt củ sau đó lấp đất

9. Thanh lọc vệ sinh đồng ruộng:

Thanh lọc cây bệnh cây khácdạng và thường xuyên vệ sinh ruộng sản xuất giống là công việc phải làm thường xuyên ở các cơ sở sản xuất giống. Vì vậy cần tổ chức các đội thanh lọc giống, thành viên của đội là những người được tập huấn tốt về nhận dạng các loại bệnh và cây giống. Đội thanh lọc phải thường xuyên theo dõi kiểm tra đồng ruộng nhổ bỏ những cây bệnh và những cây khác giống. Các cây bệnh cần loại bỏ là các cây bị bệnh virus (cuốn lá, xoăn lùn, khảm lá), cây bệnh héo xanh và các loại bệnh khác. Trong trường hợp không tổ chức thanh lọc thường xuyên thì tối thiểu cần tiến hành thanh lọc 3 lần vào lúc sau trồng 20  – 25 ngày, 35 – 40 và trước khi thu hoạch 2 tuần. Khi nhổ cần nhổ cả cây và củ (kể cả củ mẹ lẫn củ mới hình thành) cho vào túi nilon mang đi đến nơi xa ruộng trồng để tiêu huỷ. Tuyệt đối không để lại tàn dư bệnh trên đồng ruộng.

Để có thể thanh lọc được các loại bệnh chính xác (nhất là bệnh virus) cần nhận rõ triệu chứng bệnh. Dưới đây là những nguyên tắc và kinh nghiệm nhận biết bệnh hại virus làm cơ sở cho việc thanh lọc.

  • Thời gian quan sát: Tránh lúc trời nắng gắt, trời mưa hoặc chiều tối thiếu ánh sáng. Tốt nhất tiến hành vào đầu giờ buổi sáng khi đã tan sương và có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường. Đứng quay lưng về phía mặt trời
  • Thời điểm quan sát: 30, 50 và 70 ngày sau trồng
  • Phương pháp kiểm tra và nhổ bỏ cây bệnh: Cần tuân thủ nguyên tắc “Kiểm tra và thanh lọc ở ruộng có cấp giống cao nhất trước”

10. Thu hoạch:

Tuyệt đối không thu hoạch vào trời mưa, trước khi thu hoạh cần cắt bỏ thân lá trước vài ngày để hạn chế sâu bệnh truyền vào củ, thu đến đâu phơi củ đến đó để làm ráo vỏ củ. Loại bỏ củ dị hình, sâu bệnh, củ bị sứt sẹo, phân loại các cỡ củ và để ở nơi thoáng mát vài ngày, không được chất đống cao quá 30cm.