Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác nuôi cá chép thương phẩm bằng công nghệ vi sinh tại tỉnh Lào Cai

Cá chép là một trong những loài nuôi phổ biến, giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon,đồng thời là đối tượng nuôi chủ lực, có năng suất và hiệu quả kinh tế cao tại tỉnh Lào Cai. Theo Quyết định số 1214/QĐ-UBND ngày 03/5/2019 của UBND tỉnh Lào Cai thì cá chép được xác định là đối tượng tiềm năng của tỉnh trong nhiều năm qua.

Công nghệ nuôi cá chép vi sinh là tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sử dụng chế phẩm sinh học EM (Effective Microorganismas) để xử lý ngâm ủ đậu tương tạo sản phẩm lên men sinh học làm thức ăn cho cá. Nhóm vi khuẩn có lợi trong chế phẩm sinh học giúp hệ thống tiêu hóa của cá hấp thụ thức ăn tốt hơn, tăng chất lượng cá, giúp thịt cá chắc, ngọt và thơm. Bên cạnh đó vi khuẩn có lợi sẽ cải thiện chất lượng nước nuôi hạn chế sử dụng các loại thuốc, hóa chất xử lý môi trường và phòng trị bệnh cho cá giúp nâng cao tỷ lệ sống, giảm chi phí đầu tư. Công nghệ nuôi cá chép vi sinh là kết quả của công trình nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng qui trình nuôi cá chép V1 thương phẩm bằng công nghệ vi sinh năm 2019”, do Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Lào Cai thực hiện.

Sử dụng đậu tương ngâm ủ vi sinh làm thức ăn cho cá chép

Nhằm chuyển giao kết quả tiến bộ kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã xây dựng mô hình “Nuôi thương phẩm cá chép lai bằng công nghệ vi sinh” với quy mô 0,4ha cho 4 hộ nông dân thuộc thôn Quy Ke, tổ dân phố số 2, số 5,thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Các hộ dân được lựa chọn tham gia mô hình là các hộ có kinh nghiệm trong sản xuất thủy sản, được nhà nước hỗ trợ 70% con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học.

Nguồn cá cung cấp giống cá chép do Trung tâm nghiên cứu, chọn tạo.Các hộ dân đãtiến hành thả cá giống từ ngày 26/1/2021, với tỷ lệ sống đạt 90%, sau 8 tháng thả nuôiđàn cá đạt trọng lượng bình quân 1,7-1,9 kg/con, sản lượng thu hoạch 9,7 tấn, cá khỏe mạnh, không phải sử dụng thuốc phòng trị bệnh cho cá. Trong tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp với giống cá chất lượng ngon, sạch bệnh được người tiêu dùng đánh giá cao. Qua tính toán thì hiệu quả mang lại khi sử dụng đậu tương kết hợp với thức ăn công nghiệp trongnuôi cá chép giúp giảm chi phí đầu vào thức ăn, tăng năng suất so với nuôi cá chép thông thường.Kết quả của mô hìnhsẽ làm tiền đề cho việc nhân rộng quy mô nuôi trên địa bàn tỉnh trong việc áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến, để nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế, góp phầnbảo vệ môi trường sinh thái trong thời gian tới. Trong suốt thời gian triển khai mô hình các hộ dân không phải dùng bất kỳ một loại thuốc, hóa chất để phòng trị bệnh cũng như xử lý môi trường nuôi. Tốc độ sinh trưởng của cá cũng tương đối nhanh cá đạt trọng lượng thu hoạch trước 2 tháng so với mục tiêu ban đầu mô hình đề ra.

Thu hoạch cá chép nuôi bằng công nghệ vi sinh

tại thị trấn Phong Hải- Huyện Bảo Thắng- Tỉnh Lào Cai

Sự thành công của mô hình góp phần ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nuôi trồngthủy sản tại tỉnh Lào Cai. Từng bước hình thành vùngnuôi thủy sản tập trung chuyên canhdần trở thành đối tượng chủ lực, tạo nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác, giảm ảnh hưởng của hóa chất trong phòng trị bệnh, giảm thiểuảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, góp phần ổn định vùng sản xuất hàng hóa cho tỉnh Lào Cai trong thời gian tới./.

ThS. Nguyễn Thị Thu Bình – Phòng Kỹ thuật